Kết quả tìm kiếm cho "Giám đốc Sở TN&MT An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 123
Từ đầu năm đến nay, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) An Giang triển khai tốt kế hoạch, nhiệm vụ theo chương trình công tác đề ra. Đồng thời, thực hiện kịp thời nhiều nhiệm vụ đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ TN&MT, phát huy hiệu quả các nguồn lực của TN&MT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đến nay, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai theo thẩm quyền của địa phương. Trong đó, chỉ 2 tỉnh An Giang và Hải Dương đã ban hành đầy đủ 20/20 nội dung được giao quy định chi tiết trong luật. Để đạt kết quả này, An Giang đã tập trung chỉ đạo, ban hành đầy đủ các nội dung quy định chi tiết thi hành của Luật Đất đai.
Do khó khăn về nguồn cát cung ứng, nên ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án xây dựng và một số công trình trọng điểm của tỉnh. An Giang tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên, khoáng sản; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản ở các mỏ cát theo nội dung cấp bản xác nhận. Đồng thời, đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn cát cho các công trình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Qua theo dõi chu kỳ diễn biến chất lượng môi trường không khí, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề nghị Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương huy động mọi nguồn lực, chủ động, quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn giao mùa.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, khi bão chưa vào đất liền, mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản...
Xử lý chất thải, rác thải đang là vấn đề cấp thiết, không chỉ ở thành thị mà còn là vấn đề “nóng” ở nông thôn. Việc triển khai các dự án xử lý chất thải, rác thải đang được tập trung nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tiến độ khắc phục bãi rác đang quá tải; tình hình xây dựng, vận hành một số nhà máy xử lý rác thải; hoạt động xử lý rác, ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại khu dân cư… là nội dung được đưa ra chất vấn liên tục tại các kỳ họp HĐND tỉnh nhiều năm nay. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ 20 (giữa năm 2024) HĐND tỉnh lại tiếp tục chọn nội dung này để yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) trả lời.
Từ đầu năm đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) An Giang đã triển khai đầy đủ và hoàn thành theo kế hoạch các nhiệm vụ theo chương trình công tác đã đề ra. Đồng thời, thực hiện kịp thời nhiều nhiệm vụ đột xuất quan trọng theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ TN&MT.
Cùng với một số tỉnh có mỏ cát ở vùng ĐBSCL, An Giang sẵn sàng chia sẻ nguồn nguyên liệu cát theo cơ chế đặc thù cho các công trình đường cao tốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỉnh còn thiếu hơn 13,7 triệu m3 cát cho công trình đường cao tốc và các công trình quan trọng trên địa bàn, cần đẩy nhanh nghiên cứu, khai thác thêm các nguồn cung mới nhằm giảm áp lực khai thác cát sông.
“Đại lộ, đại phú” là kinh nghiệm được đúc kết bao đời nay và luôn đúng trong thực tế. Việc đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, nhất là cao tốc Bắc Nam, hệ thống giao thông vùng ĐBSCL được xem là động lực quan trọng để các vùng kinh tế kết nối, bứt phá phát triển.
Nếu kết hợp khai thác hợp lý nguồn cát biển và cát sông cho các công trình trọng điểm của ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh thì nguồn cung vật liệu cát có thể đáp ứng được yêu cầu. Hai vấn đề cần đặt ra là giải quyết nhanh về thủ tục khai thác các mỏ cát trên sông Tiền, sông Hậu và đánh giá khách quan, khoa học về tác động của cát biển khi làm đường cao tốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, các địa phương có tuyến đường cao tốc đi qua đều thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh; người dân, doanh nghiệp phấn khởi. Có 2 vướng mắc lớn cần tập trung tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ công trình giao thông trọng điểm (công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu san lấp), đòi hỏi quyết tâm, sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu thi công...